Hàm răng giả tháo lắp là giải pháp trồng răng lâu đời nhất được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. Phương pháp này thường được lựa chọn phục hình cho trường hợp mất răng số lượng lớn và dành cho người cao tuổi. Hàm răng tháo lắp cũng có nhiều loại khác nhau và tùy vào tình trạng răng cũng như nhu cầu cụ thể mà nha sỹ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Trường hợp chỉ định hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp được chỉ định cho những trường hợp bị mất một hoặc nhiều răng, thậm chí mất cả nguyên hàm răng. Phương pháp phục hình tháo lắp dễ thực hiện, chỉ trong vòng một thời gian ngắn và ít can thiệp về mặt lâm sàng nên bệnh nhân luôn thoải mái và không phải chịu cảm giác đau đớn nào. Đây là điều khá quan trọng vì khi đến một độ tuổi nhất định nào đó, sức khỏe của mọi người sẽ giảm sút, xương hàm sẽ tiêu dần thì việc sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ đơn giản hơn rất nhiều. răng sứ có tẩy trắng được không?
Quy trình thực hiện hàm tháo lắp
Cấu trúc của hàm giả tháo lắp khá quan trọng, bao gồm phần nhựa Acylic hoặc bằng khung hợp kim và răng bằng sứ hoặc nhựa.
Sử dụng hàm giả tháo lắp có tác dụng nâng cơ môi cho bệnh nhân, má và hạn chế các nếp nhăn quanh miệng, đồng thời giảm hiện tượng hóp má, giúp mọi người tự nhiên và tươi trẻ hơn. Dưới đây là quy trình thực hiện hàm tháo lắp:
Hàm giả tháo lắp được thực hiện theo một quy trình bài bản, khoa học bao gồm các bước:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng tình trạng răng miệng của bệnh nhân xem lợi và vị trí mất răng có vấn đề gì không. Nếu có thì bác sĩ sẽ điều trị trước khi lắp đặt hàm giả vào cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ giới thiệu và cung cấp một số thông tin cho bệnh nhân về phương pháp lắp đặt hàm giả tháo lắp để bệnh nhân chuẩn bị tâm lý trước khi phục hình.
Bước 2: Lấy dấu khung hàm
Lấy dấu khung hàm có ý nghĩa khá quan trọng vì nếu lấy dấu khung hàm chính xác thì kỹ thuật viên sẽ thiết kế hàm giả tháo lắp phù hợp với bệnh nhân hơn.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ sẽ lấy vôi răng, vệ sinh vùng nướu và lợi để đảm bảo môi trường miệng sạch sẽ trước khi lắp hàm giả vào cung hàm cho bệnh nhân.
Bước 4: Lắp hàm giả
Đây là khâu cuối cùng của quy trình thực hiện hàm giả tháo lắp. Sau khi lắp vào, bác sĩ sẽ kiểm tra đã khít sát chưa, có bị kênh gì không, nếu có thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp. Sau đó bác sĩ hướng dẫn cách tháo lắp để bệnh nhân tự tháo lắp và các bước vệ sinh răng miệng để đảm bảo răng giả được tốt hơn.
Bài viết được trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt