Niềng răng một hàm có được không, liệu có đem lại hiệu quả không là thắc mắc của rất nhiều người. Vì có thể tình trạng răng miệng của bạn không cần phải thực hiện hết hai hàm, bạn muốn tiết kiệm chi phí và muốn giảm cảm giác khó chịu khi đeo khay niềng, mắc cài.
Niềng răng móm 1 hàm là gì?
Móm hay cắn ngược là tình trạng sai lệch về cấu trúc răng hoặc cấu trúc xương hàm. Móm răng có 70% do di truyền, còn 30% là do thói quen sinh hoạt không đúng cách từ nhỏ như mút ngón tay, ngậm vú giả…Răng mó gây ra sự mất cân đối về tương quan của gương mặt, hai hàm không cân đối, lâu ngày còn xảy ra tình trạng mỏi khớp thái dương hàm. Vì thế, cần phải khắc phục răng móm càng sớm càng tốt để giúp hàm răng đều đẹp.
Niềng răng móm 1 hàm là quá trình chỉnh răng bằng khí cụ mắc cài hoặc khay niềng gắn lên bề mặt răng. Bác sĩ tạo lực kéo phù hợp để răng di chuyển về đúng vị trí trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, trồng răng thẩm mỹ khi nào, kinh nghiệm lâu năm mới có thể dự đoán được hướng dịch chuyển của răng qua từng giai đoạn, giúp chỉnh nha phù hợp.
Trong quá trình niềng răng, bạn cũng cần chú ý tuân thủ theo các nguyên tắc mà Bác sĩ đưa ra để không làm ảnh hưởng đến những dự đoán của Bác sĩ cũng như để đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình niềng răng.
Niềng răng móm như thế nào an toàn?
Thông thường, niềng răng kết hợp cho cả 2 hàm để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, khớp cắn chuẩn nhất. Tuy nhiên, niềng răng móm 1 hàm vẫn có thể thực hiện được nếu răng của người bệnh đủ điều kiện.
Trước tiên, bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, phân tích kết quả và tư vấn cho người bệnh cụ thể. Có một số trường hợp được chỉ định chụp X-quang để kiểm tra cấu trúc răng, xác định dạng móm từ đó mới kết luận có nên niềng răng móm 1 hàm hay không.
Tiếp theo vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm để thiết kế mắc cài. Mắc cài được bác sĩ gắn lên răng, điều chỉnh lực kéo phù hợp. Cuối cùng là hướng dẫn vệ sinh răng miệng, đặt lịch tái khám sau 3 - 4 tuần.