Áp xe quanh chân răng không có ổ là bệnh lý răng miệng phổ biến. Mặc dù đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe và có thể điều trị dễ dàng nhưng nếu để áp xe quanh răng không có ổ trong thời gian lâu dài thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Trong một số trường hợp còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể, nguy cơ mất răng cao.
Áp xe quanh chân răng không có ổ dùng để chỉ tình trạng một chiếc răng nào đó bị đau nhức và kèm theo sưng trong miệng, có dấu hiệu tụ mủ thành một ổ hoặc đã có mủ chảy ra.
Nguyên nhân áp xe quanh chân răng không có ổ
Biểu hiện của áp xe quanh chân răng không có ổ là xuất hiện những cơn đau răng, đau răng khi chúng ta nhai thức ăn hoặc lúc ăn đồ ăn , thức uống nóng lạnh tạo ra cảm giác ê buốt răng đến khó chịu. Bên cạnh đó, khi sử dụng đồ nóng lạnh còn cảm giác ê buốt khó chịu. Hơi thở có mùi, miệng cảm giác đăng, cơ thể nóng sốt, mệt mỏi, vùng nướu răng sưng đỏ, có mủ chảy ra.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này chính là:
- Do các bệnh lý về sâu răng, viêm tủy lâu ngày không được điều trị.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến vi khuẩn xâm nhập gây áp xe.
- Các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch,...cũng gây áp xe chân răng.
Điều trị áp xe quanh chân răng không có ổ
Cách điều trị áp xe quanh chân răng không có ổ tùy vào vị trí và nguyên nhân áp xe răng mà chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng khác.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc giảm các cơn đau do áp xe quanh chân răng không có ổ gây ra như:
- Acetaminophen/Paracetamol là những loại thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến với tác dụng giảm đau nhức và hạ sốt do áp xe quanh chân răng gây ra.
- Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chuyên sử dụng khi áp xe quanh chân răng không có ổ gây đau nhức, sưng bạch huyết.
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối được biết đến là loại dung dịch có tính sát khuẩn cao, ngăn chặn môi trường vi khuẩn phát triển. Chính vì vậy, súc miệng sau khi ăn để loại bỏ và ngăn ngừa một số vi khuẩn bám trên khoang miệng và răng.
Dẫn lưu mủ
Để hạn chế tình trạng áp xe răng tự vỡ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chích rạch ổ áp xe dẫn mủ ra ngoài rồi tiến hành làm kháng sinh đồ. Sau đó, bác sĩ sử dụng nước muối sinh lý và dung dịch diệt khuẩn để loại bỏ mủ còn lại trong khoang miệng và ức chế vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.
Rút tủy răng
Trường hợp áp xe quanh chân răng không có ổ do sâu răng gây nên viêm nhiễm tủy thì bác sĩ tiến hành rút tủy răng nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và bảo tồn răng. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị để hút các dịch viêm nhiễm ở tủy và ống chân răng ra ngoài rồi trám lại với vật liệu nhân tạo.
Nhổ răng
Trong trường hợp không thể điều trị bảo tồn thì người bệnh được tiến hành nhổ răng để tránh những hư hại các răng lân cận.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý áp xe quanh chân răng không có ổ. Mặc dù là bệnh lý không nguy hiểm nhưng cần phải điều trị sớm, không để quá lâu vì có thể dẫn đến biến chứng nặng.